Tư vấn marketing

Sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì?

Phong thủy khai vận

Khai thông khí vận, sức khỏe - tài lộc - sự nghiệp

Quý Hải | Nhà tư vấn

Thực tế - tinh tế khi ứng dụng trong cuộc sống

Khai vận năm Bính Thân 2016

Sức khỏe - Sự nghiệp - Tài lộc để đảm bảo một cuộc sống Hạnh Phúc!

Cung chúc Tân Niên

Vạn sự như ý, đại cát đại lợi!

Vững Xây Tổ ấm

Đàn ông xây nhà - Đàn bà xây tổ ấm!

Vững Xây Cuộc Sống

Đất lành chim đậu - An cư lạc nghiệp!

Aug 28, 2012

Làm thế nào để có ý tưởng kinh doanh

[Khởi Nghiệp]  - Làm thế nào để tôi có thể đi đến một ý tưởng kinh doanh thắng lợi?

Phát triển một ý tưởng kinh doanh có nghĩa là phải xây dựng được một viễn cảnh, đánh giá các điểm mạnh của bạn và xác định được thị trường cần gì. Ba bước sau đây sẽ giúp bạn khởi động.

Xây dựng viễn cảnh

Aug 21, 2012

Chọn ngành kinh doanh nào để khởi nghiệp

[Tư vấn Khởi Nghiệp] - Làm chủ là ước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, làm thế nào để làm chủ và ngành nghề kinh doanh nào thực sự thích hợp với mình???

Khi một người định khởi sự doanh nghiệp không biết nên bắt đầu với loại kinh doanh nào, nhưng lại có một số ý tưởng kinh doanh, thì sau đây là một số lĩnh vực chính đáng để thử nghiệm nếu tuổi trẻ còn là lợi thế của bạn.

Aug 15, 2012

Làm thế nào để hợp tác hiệu quả

[Khởi Nghiệp] - Cùng nhau khởi nghiệp là quá trình đầy gian nan và thử thách; không phải vì công việc khó khăn mà vì lòng người thay đổi

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các công ty thì giải pháp sáp nhập hay liên kết tỏ ra rất có hiệu quả. Thế giới đã chứng kiến sự liên kết thành công giữa các công ty để trở thành những tập đoàn lớn như Abercrombie & Fitch, Procter & Gamble, Ben & Jerry.

Nếu bạn đang cần tìm một đối tác để quản lý công ty của mình thì bạn nên một tìm kiếm một người như thế nào? Làm thế nào để bạn có thể tạo ra một mối quan hệ bền đẹp và đâu là những rủi ro tiềm ẩn mà bạn phải lường trước?

Aug 14, 2012

Biến điều không thể thành có thể trong kinh doanh

[Khởi Nghiệp - Tư vấn] - Trong kinh doanh, chìa khóa thành công đôi khi chỉ là bạn đưa ra quyết định và tin vào quyết định đó để vượt qua tất cả những lúc khó khăn đạt được điều bạn mong muốn - tất nhiên quyết định đó của bạn phải thực sự có căn cứ để tin!

Bất kể doanh nghiệp nào đều có những nỗ lực riêng để thực hiện các mục tiêu của riêng mình. Có doanh nghiệp thực hiện những kế hoạch rất bình thường, nhưng bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp đã “dám làm dám chịu” để rồi đạt được những kết quả “phi thường”.

Aug 6, 2012

Những cạm bẫy khi khởi nghiệp

[Khởi Nghiệp - Kinh nghiệm] - Khởi nghiệp là làm chủ doanh nghiệp là ước mơ của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, có những việc nhất thiết cần tránh để có thể khởi sự thành công. và những việc này chỉ có kinh qua thì mới nghiệm ra được. Sau đây là những kinh nghiệm của những người đi trước giúp bạn rút ngắn khoản cách đến với thành công.

Là người khởi sự doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin rồi sau đó phải đối mặt với vô vàn khó khăn của thời kỳ đình trệ, Bruce Judson không chỉ hiểu được sự thất bại của nhiều doanh nghiệp nhỏ mà còn rút ra được những bài học đáng giá cho mình.

Aug 2, 2012

Khởi nghiệp và 3 sai lầm thướng mắc

[Khởi Nghiệp] - Có một thực tế là trên một nửa doanh nghiệp mới thành lập tồn tại không quá năm năm hoạt động. Trong tình hình kinh tế có dấu hiệu xuống dốc như hiện nay thì các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ càng phải thận trọng hơn trong vấn đề quản trị tài chính.

Doanh nghiệp muốn hoạt động tốt và phát triển lâu dài thì cần phải đầu tư vào việc quản lý tài chính sao cho hiệu quả. Nếu không nắm vững các tình huống để xử lý, phân bổ khéo léo nguồn vốn doanh nghiệp có thể bị cạn vốn rất nhanh, thậm chí còn ôm thêm những rủi ro tài chính và nguy cơ phá sản.

Những sai lầm thông thường mà các doanh nhân khởi nghiệp dễ vấp phải có thể là chọn không đúng thời điểm để khởi đầu, nguồn tài chính không thích hợp với quy mô hoặc thất bại trong chiến lược tung sản phẩm ra thị trường.

Jul 30, 2012

7 bài học đáng giá sau một năm khởi nghiệp

7-bai-hoc-khoi-nghiep-dang-gia[Khởi Nghiệp - Kinh nghiệm] - Thất bại là mẹ thành công. Và học hỏi từ thất bại và học hỏi từ người đi trước là cách nhanh nhất để đi đến thành công. Sau đây là 7 bài học khởi nghiệp quý giá của Derek Flanzraich - CEO một trung tâm tư vấn sức khỏe trực tuyến sau 1 năm khởi nghiệp

Rất khó khăn khi bắt đầu một việc gì đó:
Hãy luôn tâm niệm như vậy khi bạn bắt đầu việc kinh doanh của mình. Như vậy bạn sẽ cẩn thận hơn và trù bị công việc kỹ lưỡng hơn. Khởi sự kinh doanh ở một góc độ nào đó là một danh sách bất tận những việc cần phải làm và đôi khi bạn thực sự bạn đang làm cái gì và để làm gì. Hãy tưởng tượng đây là công việc khó nhất bạn từng làm trước đây và hãy tưởng tượng xem việc gì là quan trọng nhất trong công việc này để bắt tay vào làm.


Hãy mắc sai lầm để trải nghiệm: 
Có hàng khối lời khuyên, hàng khối chỉ dẫn về khởi nghiệp của những doanh nhân nổi tiếng mà bạn có thể tìm thấy bất cứ lúc nào trên Internet. Tuy nhiên, bạn chắc chắn cũng sẽ rất bối rối trong việc xử lý công việc sau khi đọc những lời khuyên đó. Vì mỗi trường hợp khởi  nghiệp là một câu chuyên hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, đừng ngần ngại, hãy cứ mắc sai lầm để chính bạn có thể cảm nhận được những sai lầm đó và rút tỉa kinh nghiệm quý báu cho những trường hợp tương tự sau này. Những kinh nghiệm như thế không giấy mực hay bất cứ ai có thể tả được cho bạn và bạn cũng không bao giờ hình dung được nếu chưa kinh qua nó.

Sự giúp đỡ là một nhân tố hết sức quan trọng: 
Những người tự khởi nghiệp thường là những người có bản chất lạc quan, tích cực, và tự tin. Tuy nhiên, nếu khởi nghiệp thành công là kết quả của hàng triệu nhân tố ngẫu nhiên, thì sự giúp đỡ từ những người xung quan là những nhân tố quan trọng nhất trong số đó. Kêu gọi sự giúp đỡ lúc bạn thực sự khó khăn không có gì đáng xấu hổ. Giây phút bạn bỏ qua sỉ diện ảo và chia sẻ những vấn đề khó khăn thực sự bạn đang mắc phải đó là lúc mọi chuyện bắt đầu thay đổi - tất nhiên là theo chiều hướng tích cực hơn.

Tìm cho mình những người bạn thật sự: 
Những người bạn này sẵn sàng cho bạn biết bạn tuyệt thế nào khi bạn làm tốt điều gì đó và cũng là những người sẽ thức tỉnh bạn khi bạn đang phạm sai lầm. Sẽ không có nhiều thời gian dành cho bạn bè khi bạn bắt đầu khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi khi có dịp hãy sống thật với những người bạn này và bạn sẽ nhận được điều tương tự ngược lại.

chi-se-la-chia-khoa-thanh-cong.jpgChia sẻ để phát triển
Hãy chia sẻ điều bạn biết với người khác và bạn sẽ nhận lại điều tương xứng. Bạn muốn giữ lại những gì bạn biết giống như là một bí kíp của riêng bạn và chỉ mình bạn biết. Điều đó thật sai lầm vì những điều bạn biết có thể ai cũng biết. Và bạn sẽ không ngờ rằng người khác còn biết nhiều điều mà mình chưa biết. Hãy chia sẻ những gì bạn biết một cách chân thành là cách học hỏi nhanh nhất.

Có thời gian để suy nghĩ, sáng tạo: 
Một tuần trôi qua thật nhanh với những công việc thường nhật và bạn chợt nhận ra rằng mình không có một tí thời gian nào dành cho việc suy nghĩ và tìm tòi sáng tạo những cái mới. Điều này là hết sức nguy hiểm khi bạn thực sự muốn tự phát triển kinh doanh. Hãy dành một khoảng thời gian nào đó để bạn có thể tĩnh tâm và chỉ làm một việc duy nhất là suy nghĩ. Và hãy làm điều đó một cách đều đặn. Nếu bạn đang làm việc trong một nhóm, hãy kêu gọi những thành viên trong nhóm cùng làm điều này. Có một điều lưu ý với các bạn, ý tưởng không chỉ đến vào những lúc bạn suy nghĩ như đã đề cập ở trên mà có thể đến bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu - trong lúc bạn nấu ăn, đi chơi với bạn gái, hay đang xem một bộ phim nào đó...- hãy ghi lại ý tưởng đó ngay lập tức - vào sổ tay, hay có thể là di động của bạn - nếu bạn không muốn bỏ lỡ một cơ hội phát triển.

Cách duy nhất để tạo sự khác biệt là...suy nghĩ khác biệt: 


Thử thách khó khăn nhất vẫn là chính bản thân bạn. Khi bắt đầu khởi nghiệp bạn sẽ vướng vào những khó khăn hay rắc rối mà trước giờ bạn chưa từng trải qua hay thậm chí tưởng tượng qua. Bạn sẽ có thể cảm thấy rất bận rộn và luôn cảm thấy thiếu thời gian, rất bất mãn với chính bạn và những gì bạn đang làm. Tuy nhiên sẽ có lúc bạn trải qua những khoảnh khắc mà bạn không thể có được nếu bạn không làm công việc này đó là cảm giác sung sướng khi bạn đạt được mục tiêu mình đặt ra.

Nguồn: starupnation
Sưu tầm: Masgroup.vn

Những lưu ý khi khởi nghiệp

[Khởi Nghiệp] - Khởi sự doanh nghiệp thực sự là thách thức đối với những bạn sinh viên mới ra trường. Sau đây là một số lưu ý cho các bạn thực sự muốn "làm chủ".


1. Cẩn trọng tối đa trong chi tiêu. 
Bạn có thể bỏ tiền mua một chiếc xe hoặc ăn một món yêu thích thoải mái trong thời sinh viên, còn khi khởi nghiệp thì chỉ một lần lỡ “vung tay” quá mức là có thể hủy hoại cả quá trình khởi nghiệp. Càng chi tiêu nhiều cho nhu cầu riêng của bản thân, số vốn bạn dành cho khởi nghiệp sẽ càng bị cạn.

2. Không có câu trả lời đúng. 
Khi học trong trường, bạn được dạy rằng sẽ luôn có kết quả hoặc đúng hoặc sai. Trong cuộc sống nói chung và trong khởi nghiệp nói riêng thì khác, bạn có thể đón nhận lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu nhưng đừng nên áp dụng rập khuôn bởi mỗi tình huống có một câu chuyện, hướng giải quyết riêng. Bạn cần linh động để xác định con đường phù hợp để đi.

3. Đừng cố nhồi nhét nhiều kiến thức. 
Bởi việc gắng nhớ nằm lòng tất cả thông tin và luôn làm theo những chỉ dẫn từ các giáo sư sẽ không thể giúp bạn khởi nghiệp thành công. Thay vì vậy, hãy cố gắng nắm bắt tất cả cơ hội đến với mình và khai thác tối đa chất lượng thay vì số lượng các buổi gặp mặt.

4. Không có chỗ cho người trung bình. 
Bạn có thể hoàn tất các môn học chỉ với điểm trung bình, nhưng bạn khó có thể thành công trong khởi nghiệp nếu không luôn nỗ lực hết mình để đạt điểm tối đa. Xã hội luôn có rất nhiều người tài cùng nguyện vọng khởi nghiệp như bạn, và bạn sẽ ra sao khi phải đối mặt với những “đối thủ” này trong nhiều vấn đề mà hai bên không cân sức?

5. Lúc nào cũng là “thời hạn chót”. 
Bạn sẽ có vô số công việc cần phải làm để theo kịp “thời hạn chót” (deadline) và luôn thấy thiếu thời gian. Chấp nhận khởi nghiệp đồng nghĩa bạn buộc phải tranh thủ từng chút thời gian để ngủ thay vì tham dự tiệc tùng cùng bạn bè.

6. Bằng cấp không quan trọng. 
Việc bạn tốt nghiệp từ ngôi trường danh tiếng hay bình thường sẽ không tác động nhiều đến suy nghĩ của các nhà đầu tư hoặc những doanh nhân khác. Chính những ý tưởng vượt trội và khả năng của bạn mới là điều kiện tiên quyết.

7. Tìm cố vấn phù hợp.
 Ở trường học bạn có thể học hỏi mọi điều với bạn bè, giáo sư... để đảm bảo bản thân hiểu rõ bài giảng. Tương tự, khi bạn khởi nghiệp, việc tìm kiếm một người cố vấn để hỗ trợ là cần thiết. Đó có thể là một doanh nhân đã về hưu, một người thầy trong quá khứ hoặc các cựu sinh viên cùng trường...

8. “Hi sinh” một số người bạn cũ. 
Nếu như trong quá khứ bạn chọn bạn để chơi đơn giản chỉ dựa vào những điểm chung trong sở thích như xem phim, ẩm thực... thì đây là thời điểm các tiêu chuẩn đó cần thay đổi. Những người bạn làm công ăn lương sẽ khó thể hiểu được những thử thách, khó khăn mà bạn đang gặp phải như những nhà kinh doanh khác. Hãy tìm người đi cùng hướng để có thể tận dụng thời gian chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.

9. Không thể lười biếng. 
Để khởi nghiệp thành công, bạn luôn phải làm việc một cách chăm chỉ nhất mọi lúc mọi nơi.

10. Biết chấp nhận thất bại. 
Một vài thất bại trong quá khứ và hiện tại không đồng nghĩa những quyết định kế tiếp của bạn sẽ lại sai. Chỉ cần bạn làm việc hết mình, biết cách thay đổi để thích nghi, những kết quả ngọt ngào nhất sẽ là điều trong tầm tay.

Nguồn: doanhnhansaigon
Sưu tầm: Masgroup.vn

Jul 26, 2012

Ý tưởng khởi nghiệp

 y-tuong-khoi-nghiep-tu-van-khoi-nghiep[Khởi Nghiệp - Ý tưởng] - Ý tưởng khởi nghiệp là vấn đề cốt yếu khi bạn muốn khởi sự kinh doanh. Bài sưu tầm sau sẽ giúp bạn tìm ra một ý tưởng cho riêng mình hay chí ít cũng cho bạn một ý niệm về ý tưởng khởi nghiệp

Ý tưởng kinh doanh nào là thích hợp? Xét trên phương diện nào đó, bất cứ ý tưởng kinh doanh muốn hiệu quả cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Là cái gì đó bạn biết phải làm như thế nào và làm sao để đạt kết quả tốt nhất.

- Là cái gì đó bạn THÍCH làm và sẽ không ngại làm nó ngày này qua ngày khác.

- Là cái gì đó với sự hấp dẫn đủ rộng để bán đều đặn và ổn định.


- Là cái gì đó có thể được bán với mức giá mà đủ bù đắp tất cả các khoản chi phí bỏ ra cộng với một mức lợi nhuận hợp lý.

Bạn có thể vừa mới có một ý tưởng kinh doanh mơ ước. Hãy chắc chắn rằng có một thị trường dành cho giấc mơ đó của bạn. Cho dù đấy là việc nhượng quyền kinh doanh, bán lẻ hay kinh doanh tại nhà,… bạn cần lựa chọn một loại hình thích hợp nhất với các đặc điểm cá nhân, kỹ năng, năng lực và cả sở thích cuộc sống của bạn nữa. Một điều quan trọng nữa là bạn cần tìm kiếm đủ số lượng vốn phục vụ khởi sự doanh nghiệp và giữ nó vận hành trơn tru cho đến khi có được những khoản lợi nhuận đầu tiên.

Còn nếu bạn vẫn chưa tìm được cho mình những ý tưởng kinh doanh thích hợp, hãy thử quan tâm tới 200 ý tưởng khởi sự doanh nghiệp dưới đây. Biết đâu trong số đó bạn sẽ thấy một hay một vài ý tưởng khả thi (dựa trên các tiêu chuẩn đề cập ở trên).

Một vài ý tưởng trong danh sách có thể được bắt đầu như một hoạt động kinh doanh tại nhà, trong khi số khác lại không như thế. Hầu hết các ý tưởng kinh doanh đều có thể trở thành những hoạt động kinh doanh sinh lời nghiêm túc, song vẫn có những ý tưởng phục vụ cho mục tiêu làm ngoài giờ cho bạn, hay làm đối tác cho một công ty khác hiện đang hoạt động. Tất cả đều là những con đường hữu hình dẫn tới cái đích lợi nhuận, nếu bạn biết rõ về nó và vận hành nó thích hợp.


Sau đây là danh sách 170 ý tưởng khởi sự kinh doanh:

Dịch vụ tư vấn
y-tuong-khoi-nghiep-tu-van-khoi-nghiep-tu-van

01) Tư vấn nông nghiệp

02) Đào tạo hay giáo dục (cá nhân hay doanh nghiệp)

03) Tư vấn CNTT

04) Tư vấn quản lý xây dựng

05) Tư vấn cơ khí

06) Tư vấn môi trường

07) Tư vấn nhượng quyền kinh doanh

8) Tư vấn chăm sóc sức khỏe

9) Tư vấn nguồn nhân lực

10) Tư vấn tiếp thị

11) Tư vấn y tế

12) Tư vấn phát triển sản phẩm

13) Tư vấn đấu thầu (các gói thầu chính phủ)

14) Tư vấn chào thầu

15) Tư vấn bán lẻ

16) Tư vấn quản trị rủi ro

17) Tư vấn an ninh

18) Tư vấn quản lý chất lượng tổng thể

19) Tư vấn đào tạo

20) Tư vấn kế toán, kiểm toán

Thương mại và bán lẻ

21) Cửa hàng gốm sứ

22) Cửa hàng bar/club

23) Cửa hàng sách cũ

24) Cửa hàng bán xe đạp

25) Cửa hàng bán sách

26) Cửa hàng quần áo

27) Cửa hàng VPP

28) Cửa hàng thuốc

29) Cửa hàng ẩm thực nước ngoài

30) Cửa hàng mỹ phẩm

31) Cửa hiệu cà phê

32) Cửa hàng thủ công mỹ nghệ

33) Cửa hàng kinh doanh trên eBay

34) Cửa hàng hải sản

35) Cửa hàng dịch vụ gói quà tặng

36) Cửa hàng tạp hóa

37) Cửa hàng thực phẩm tự chế biến

38) Dịch vụ trông nom nhà cửa

39) Cửa hàng trang sức

40) Kinh doanh đặt hàng qua bưu điện

41) Kinh doanh trực tuyến

42) Cửa hiệu bánh pizza

43) Dịch vụ áp phích quảng cáo

44) Kinh doanh ăn uống và nhà hàng

45) Cửa hàng may đo thủ công

46) Cửa hàng băng đĩa

47) Cửa hàng second-hand

47) Cửa hàng đồ mỹ nghệ bằng gỗ

Tiếp thị và Bán hàng
y-tuong-khoi-nghiep-tu-van-khoi-nghiep-tiep-thi

48) Đại lý cho các nhà sản xuất

49) Kinh doanh tiếp thị mạng lưới

50) Dịch vụ tiếp thị từ xa

51) Đào tạo bán hàng

52) Đại lý quảng cáo

53) Bán hàng trực tiếp

54) Cung cấp thiết bị văn phòng

55) Soạn bản kế hoạch kinh doanh

56) Hỗ trợ thay đổi kinh doanh

57) Tổ chức hội thảo

58) Dịch vụ tổ chức sự kiện

59) Dịch vụ sắp xếp văn phòng

60) Dịch vụ tổ chức tiệc văn phòng

61) Dịch vụ tổ chức triển lãm

62) Lên kế hoạch và tổ chức đám cưới

Dịch vụ kinh doanh và tiêu dùng

63) Cung cấp các ý tưởng quảng cáo

64) Sửa chữa đồ dùng

65) Sao lưu băng đĩa

66) Dịch vụ ăn sáng và nghỉ ngơi

67) Sửa chữa xe đạp, xe máy

68) Quảng cáo bảng biểu

69) Viết các báo cáo kinh doanh

70) Soạn thư kinh doanh

71) Xây dựng cơ cấu tổ chức

72) Phân phối xe máy, xe ôtô

73) Cung cấp thảm hay giặt là thảm

74) Cung cấp dịch vụ giải trí

75) Kiểm tra y tế

76) Dịch vụ chăm sóc trẻ em

77) Dịch vụ dọn dẹp

78) Sửa chữa và xây dựng bê tông

79) Dịch vụ nấu nướng

80) Dịch vụ thẩm mỹ

81) Dịch vụ dạy làm đồ mỹ nghệ

82) Dịch vụ dạy khiêu vũ

83) Chăm sóc người lớn tuổi ban ngày

84) Dịch vụ nha sỹ

85) Xuất bản sách chỉ dẫn, sách thư mục

86) Sao chép dữ liệu máy tính

87) Dịch vụ điện nước

88) Đại lý tuyển dụng

89) Dịch vụ làm sạch môi trường

90) Dịch vụ giúp việc vặt

91) Dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao

92) Dịch vụ lên kế hoạch tài chính

93) Dịch vụ chợ trời, rao vặt

94) Dịch vụ giao nhận thực phẩm

95) Dịch vụ cho thuê quần áo truyền thống

96) Dịch vụ khung ảnh

97) Dịch vụ lập bảng phả hệ

98) Dịch vụ viết văn bản chuyển nhượng tài sản, di chúc

99) Dịch vụ làm tóc

100) Dịch vụ giúp việc nhà

101) Dịch vụ trang trí nhà cửa

102) Dịch vụ bảo dưỡng máy móc

103) Dịch vụ sắp xếp, bố trí nội thất nhà ở hay văn phòng

104) Dịch vụ thiết kế nhà

105) Dịch vụ quản gia

106) Dịch vụ môi giới thông tin

107) Dịch vụ kiểm soát hàng tồn kho

108) Dịch vụ bốc dỡ hàng

109) Dịch vụ cung cấp cây cảnh

110) Dịch vụ giặt là

111) Dịch vụ cắt cỏ

112) Dịch vụ sửa chữa máy móc làm vườn

113) Dịch vụ chăm sóc xe hòm

114) Dịch vụ tư vấn vay vốn

115) Dịch vụ thợ khoá
116) Pháp sư

117) Dịch vụ nghiên cứu thị trường

118) Dịch vụ khám bệnh đa khoa

119) Dịch vụ chuyển văn phòng công ty

120) Dịch vụ vẽ tranh

121) Dịch vụ thể hình

122) Dịch vụ khuân vác cá nhân

123) Dịch vụ chăm sóc vật nuôi

124) Dịch vụ dắt vật nuôi đi dạo

125) Dịch vụ làm đẹp vật nuôi

126) Dịch vụ làm sạch bể bơi

127) Dịch vụ chụp ảnh chân dung và đám cưới

128) Dịch vụ in ấn

129) Dịch vụ thám tử

130) Đại lý PR

131) Dịch vụ diễn thuyết

132) Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp nhỏ

133) Dịch vụ hỗ trợ thuế

134) Dịch vụ tiếp thị từ xa

135) Dịch vụ dịch thuật

136) Dịch vụ sửa chữa tivi

Thiết kế đồ hoạ và biên tập
y-tuong-khoi-nghiep-tu-van-khoi-nghiep-do-hoa

137) Thiết kế đồ hoạ

138) Đại lý copywriter quảng cáo

139) Dịch vụ biên tập

140) Dịch vụ chụp ảnh thương mại

141) Dịch vụ thiết kế hình ảnh vi tính

142) Dịch vụ viết nội dung chào hàng

143) Xuất bản thông tin internet

144) Phát triển phần mềm internet

145) Tiếp thị Internet

146) Tạo Newsletter

147) Viết kịch bản

148) Viết tiểu thuyết

149) Dịch vụ sửa bản in

150) Dịch vụ tìm kiếm trực tuyến

151) Dịch vụ thiết kế web

152) Dịch vụ cung cấp nội dung web

153) Dịch vụ viết lịch sử công ty

154) Dịch vụ viết các thông cáo báo chí

Dịch vụ văn phòng

155) Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

156) Dịch vụ sổ sách kế toán

157) Dịch vụ hỗ trợ kênh phân phối

158) Dịch vụ pháp lý

159) Dịch vụ quản lý danh sách mail

160) Dịch vụ viết Sơ yếu lí lịch

Máy tính & Internet
y-tuong-khoi-nghiep-tu-van-khoi-nghiep-internet

161) Tư vấn máy tính

162) Sửa chữa phần mềm

163) Dịch vụ nâng cấp máy tính

164) Dịch vụ lập chương trình máy tính

165) Dịch vụ đào tạo tin học

166) Dịch vụ tiếp thị qua công cụ tìm kiếm

167) Dịch vụ phát triển web

168) Dịch vụ lưu trũ web

Dịch vụ chung
169) Dịch vụ huy động vốn

170) Dịch vụ xuất nhập khẩu kinh doanh

Sau nhiều đêm thức trắng, bạn đã lựa chọn được cho mình một ý tưởng kinh doanh thích hợp, có phần sắc sảo. Nhiệm vụ lúc này là tạo cho nó những chiếc bánh xe để đi đến cái đích lợi nhuận. Bạn nên một lần nữa kiểm tra lại ý tưởng của bạn, xây dựng một tập thể và hình thành một bản kế hoạch kinh doanh.

Thật tốt nếu bạn trò chuyện với bạn bè, người thân hay bất cứ ai bạn quen biết về ý tưởng kinh doanh của mình. Rất có thể bạn sẽ có được nhiều lời khuyên bổ ích. Còn trường hợp bạn muốn có những phân tích thấu đáo, trên thị trường luôn có các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm để bạn tham khảo ý kiến.

Bên cạnh đó, sự trung thực và thẳng thắn trong giai đoạn khởi sự kinh doanh không kém phần quan trọng. Bạn cần xác định rõ ý tưởng kinh doanh và các kế hoạch tiếp theo của mình còn có những vết rạn nào không và sẽ phải khắc phục chúng như thế nào.

Sẽ có một loạt các câu hỏi cần trả lời, chẳng hạn như liệu các khách hàng có trả tiền cho sản phẩm của bạn nếu chúng xuất hiện trên thị trường? Sẽ bán những gì? Phương thức kinh doanh ra sao?,… Công việc tuy rất nhiều nhưng khi trên một nền tảng ý tưởng kinh doanh vững chắc, mọi thứ sẽ vận hành suôn sẻ hơn nhiều.

Đan Chi (Theo Businessknowhow/Bwportal)

Jul 25, 2012

Khởi nghiệp: Dễ chung lòng, khó chung vốn

[Khởi - Nghiệp] Xu hướng liên kết để khởi nghiệp ngày càng rõ rệt hơn trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Chung lòng thì dễ, chung vốn có thuận lợi hay không lại là chuyện khác.

Là một kỹ sư phần mềm, từ ngày còn đi học, ước mơ của Lê Hồng Hải Nhân hết sức bình thường là ra trường, đi làm thuê cho các công ty và xây dựng gia đình. Tuy nhiên, bước vào năm 3 đại học, quan niệm của Hải Nhân đã hoàn toàn thay đổi khi trải qua quá trình thực tập tại một công ty phần mềm.

Jul 20, 2012

Quy trình khởi nghiệp - Tuần 9 - Kế hoạch Marketing

[Khởi Nghiệp - Quy trình khởi nghiệp] - Marketing hay tiếp thị là một bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp nhất là trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần một bảng kế hoạch tiếp thị thật rõ ràng và chi tiết cho doanh nghiệp của mình trong giai đoạn đầu bước vào thị trường và phát triển

Không một doanh nghiệp hay một hình thức kinh doanh chân chính nào có thể thành công được nếu thiếu đi sự tiếp thị. Hẳn chúng ta không còn ngạc nhiên nữa khi biết được con số kinh phí khổng lồ mà các công ty marketing cho sản phẩm và hình ảnh của họ. Vậy thì, nếu như bạn cảm thấy đã sẵn sàng nhảy vào thị trường để “chiến đấu”, thì trước hết, xin bạn hãy hết sức bình tĩnh, ngồi xuống và viết ra giấy (hay bất kỳ cái quái quỉ gì cũng được) một thứ mà người ta gọi là “bản kế hoạch marketing”. Từ đó, chúng ta sẽ bước vào tuần chuẩn bị thứ 9, đó là…

Quy trình khởi nghiệp - Tuần 12 - Phát triển kinh doanh

[Khởi Nghiệp - Quy trình khởi nghiệp] - Mở doanh nghiệp hay cơ sở là một việc làm tương đối khó. Tuy nhiên, làm thế nào để duy trì và phát triển doanh nghiệp còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. 

Tuy nhiên tận dụng mong muốn cháy bỏng để phát triển doanh nghiệp khác xa với việc chỉ đơn giản thắp sáng mong muốn này. Phần lớn mọi người gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì mong muốn cháy bỏng trong vài tháng hoặc năm đầu khởi nghiệp. Dưới đây là một vài lời khuyên của tôi giúp bạn liên tục phát triển quy mô và lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.


1. Hãy thuê những người làm việc giỏi hơn bạn. Thực tế là công ty được xây dựng bởi con người. Những nhân sự giỏi nhất sẽ xây dựng các doanh nghiệp vĩ đại nhất và sinh lời nhiều nhất. Ví dụ một nhân sự giỏi có thể yêu cầu lương 20-30% cao hơn người thường, nhưng họ có thể hiệu quả gấp hai lần người thường. Hãy đầu tư vào những nhân sự giỏi.

2. Làm gì cũng cần gấp. Luôn làm mọi thứ có thể trong ngày hôm nay. Khi tôi khởi nghiệp đầu tiên, tôi làm mải miết cho đến khi phải ăn và ngủ. Nhiều người coi doanh nghiệp của mình như việc việc công nhật. Đừng bao giờ bỏ mặc việc đến ngày mai nếu bạn có thể hoàn thành trong hôm nay.

3. Khiến khách hàng quay lại. Con đường dẫn tới lợi nhuận là việc khách hàng quay lại. Có ít doanh nhân tự đặt mình cho thành công mang tính lâu dài. Doanh nghiệp của bạn thành công khi bạn thêm khách hàng mới vào số khách hàng thường xuyên hiện tại. Hãy nghĩ theo cách này: Chuyện gì xảy ra nếu mỗi khách hàng bạn có mua hàng với bạn trọn đời? Bạn có bao nhiêu khách hàng thường xuyên?

4. Ra quyết định nhanh. Công ty mới không có thời gian và tài nguyên để đứng yên. Khi đã ra quyết đinh, hãy nhận trách nhiệm và làm tiếp việc khác hơn là đứng yên.

5. Cung cấp nhiều hơn bạn hứa. Nếu bạn hứa với khách hàng rằng sẽ giao hàng trong ba ngày, hãy giao hàng trong hai ngày. Nếu bạn nghĩ có thể giao hàng trong hai giờ, hãy nói với khách hàng giao hàng trong ba giờ và làm khách hàng ngạc nhiên về khả năng của mình. Đây là hình thức tiếp thị tốt nhất.

6. Định giá để có lãi. Đừng bao giờ đưa ra giá bán rẻ nhất. Bạn là doanh nghiệp nhỏ, không có lợi thế tính hiệu quả khi sản xuất quy mô. Các công ty lớn sẵn sàng lãi ít nhưng bán nhiều sản phẩm, còn bạn thì không.

7. Không bao giờ chi tiêu không cần thiết.Bạn không cần bàn mới, bạn có thể dùng bàn cũ. Nhiều doanh nhân mua đồ xịn nhất vì họ nghĩ đó là hình ảnh doanh nghiệp. Hãy nghe lời tôi khuyên, khi nào bạn có lãi, bạn có thể mua bàn gỗ lim mới tinh. Ngay bây giờ bạn chỉ cần một chiếc bàn làm việc.

8. Đặt mục tiêu lớn. Bắt Đầu Nhỏ, Kế Thúc Lớn nên là nhan đề cuốn nhật ký của bạn sẽ viết khi kinh doanh. Đừng đặt mục tiêu thành người sửa xe đạp giỏi nhất Quận 3, hãy đặt mục tiêu thành công ty kinh doanh dịch vụ sửa xe gắn máy lớn nhất toàn quốc. Hãy nhớ xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp trong mười năm, chứ không chỉ lập kế hoạch một năm.

9. Tiếp thị là làm toán. Đừng bao giờ để nhân viên công ty quảng cáo dạy bạn về tiếp thị. Các nhân viên thường nói những điều vô nghĩa như “một nửa số tiền quảng cáo của bạn hiệu quả, và nửa kia thì không – nhưng bạn không biết xác định nửa nào.” Nếu dành 100 triệu đồng cho quảng cáo, bạn thu lại lợi nhuận 200 triệu, đó là quảng cáo tốt. Khi quảng cáo chưa mang lại lợi nhuận thì quảng cáo chẳng có ý nghĩa gì cả.

10. Học cách bán hàng. Không có điều gì tồi tệ hơn việc doanh nhân không sẵn lòng bán hàng hoặc thậm chí là học cách bán hàng. Không công ty nào tạo ra tiền khi không bán hàng, và bạn không thể dựa hoàn toàn vào nhân viên bạn thuê để bán hàng. Nếu bạn muốn công ty phát triển có lãi, hãy tự học cách bán hàng.

11. Kinh doanh dễ hơn bạn tưởng. Trước khi nhiều người bắt tay vào kinh doanh, họ thường nghĩ việc kinh doanh phức tạp hơn nhiều. Thực ra kinh doanh rất đơn giản. Bán hàng có lãi và duy trì như vậy.

Hãy nhớ rằng bạn có nhiều thứ để học hỏi-đó là điều tốt. Bạn sẽ mắc phải sai lầm. Hãy làm cho các sai lầm này nhỏ dần. Không bao giờ đặt tất cả mọi thứ vào một ván bài

Theo: Kinhdoanh
Sưu tầm: MASgroup Vietnam

Quy trình khởi nghiệp - Tuần 11 - Chiến lược Marketing nâng cao doanh thu

[Khởi Nghiệp - Quy trình khởi nghiệp] - Khi  mọi việc bên trong đã ổn thõa, đã đến lúc gắn "Turbo" cho doanh số của bạn. Đó chính là những kế hoạch kinh doanh nhằm nâng cao doanh số bán hàng đến mức tối ưu nhất.

Quy trình khởi nghiệp - Tuần 10 - Xây dựng các mối quan hệ

[Khởi Nghiệp - Quy trình khởi nghiệp] Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay việc giữ gìn và phát triển các mối quan hệ xã hội, làm ăn là chìa khóa để dùy trì và phát triển. Điều này càng quan trọng hơn đối với những doanh nghiệp hay cơ sở mới bắt đầu khởi sự.

Xây dựng các mối quan hệ lâu dài dựa trên lòng tin sẽ mở cửa cho các mối quan hệ quan trọng khác.



Quy trình khởi nghiệp - Tuần 8 - Tuyển dụng nhân sự

[Khởi Nghiệp] Con người là nhân tố quan trọng hàng đầu để quyết định tình thành bại của kế hoạch kinh doanh của bạn. Nếu bạn có trong tay những người thực sự có chuyên môn và tâm huyết với công việc họ đang làm. Bạn đã nắm chắc thành công trong tay. 

Kết hợp ban tư vấn giỏi với các nhân viên có thể là tài sản vô giá cho doanh nghiệp của bạn.

Quy trình khởi nghiệp - Tuần 7 - Sắp xếp lưu trữ văn bản

Quy-trinh-khoi-nghiep-Sap-xep-luu-tru-van-ban-ho-so
[Khởi Nghiệp - Quy trình khởi nghiệp] Người ta biết đến doanh nhân thường không phải là những người lười, nhưng họ lại có tiếng là lười đụng vào các giấy tờ mang tính pháp lý. Nhưng không có chỗ dành cho sự lười biếng khi nhu cầu cần tới là giấy đăng ký hoặc giấy phép cho doanh nghiệp của bạn. Tưởng chừng đây là các chi tiết vụn vặt hoặc phí tiền, nhưng lại rất cần.

Quy trình khởi nghiệp - Tuần 6 - Huy động vốn

Quy-trinh-khoi-nghiep-huy-dong-von
[Khởi Nghiệp] - Kế hoạch kinh doanh đã có, phần tiếp theo là vốn để thực hiện kế hoạch của bạn. Trong trường hợp bạn có một bản kế hoạch kinh doanh tốt và khả thi, thì việc bạn tìm được một nguồn vốn đầu tư là không khó. Bạn có thể tham khảo một số nguồn sau đây.

Jul 19, 2012

Quy trình khởi nghiệp - Tuần 5 - Bản kế hoạch kinh doanh

[Khởi Nghiệp] Khi đã có ý tưởng, tính toán chi phí xong, cần có một kim chỉ nam để thực hiện ý tưởng của bạn. đó là Bảng kế hoạch kinh doanh. 

Có 07 phần chính trong bản kế hoạch kinh doanh, mỗi phần đều là một văn bản phức tạp. Hãy đọc tham khảo thêm ở phần hướng dẫn viết bản kể hoạch kinh doanh.

Giờ đây khi bạn hiểu tại sao phải viết bản kế hoạch kinh doanh và bạn đã dành thời gian nghiên cứu và thu thập thông tin để viết, và đây là lúc sắn tay áo để viết mọi thứ ra giấy.

Jul 18, 2012

Quy trình khởi nghiệp - Tuần 4 - Tính toán chi phí khởi nghiệp

[Khởi Nghiệp] - Vốn là vấn đề nan giải hàng đầu trong quá trình khởi nghiệp. Tìm đâu ra vốn, bao nhiêu là đủ, huy động thế nào? 

Bạn cần tiền để bắt đầu doanh nghiệp mới—vậy cần chính xác là bao nhiêu? Sau đây là tám cách dễ dàng để bạn tính toán. 

Tính toán chi phí bắt đầu khởi nghiệp Bạn cần tiền để bắt đầu doanh nghiệp mới—vậy cần chính xác là bao nhiêu? Sau đây là tám cách dễ dàng để bạn tính toán.
Hãy tưởng tượng bạn đã sẵn sàng bắt đầu doanh nghiệp. Cũng không nhanh lắm, nhưng trước khi bắt đầu bạn cần biết mình sẽ cần bao nhiêu tiền để bắt đầu doanh nghiệp mới.

Quy trình khởi nghiệp - Tuần 3 - Đặt tên cho doanh nghiệp

[Khởi Nghiệp] - Khi ý tưởng của bạn đã được đánh giá khả thi đã đến lúc bắt tay vào thực hiện. Và thứ bạn cần đầu tiên là tên của doanh nghiệp hay cơ sở. 

Trong tên doanh nghiệp có gì? Nhiều thứ, đặc biệt là khi doanh nghiệp thành công. Tên doanh nghiệp hay có thể đại diện cho thành phố; tên dở dễ bị mờ nhạt và lãng quên. Bạn nên dành lượng thời gian để tìm đặt tên doanh nghiệp tương đưowng với thời lượng tạo ra ý tưởng, viết kế hoạch kinh doanh và lựa chọn thị trường, địa điểm. 

Lý tưởng nhất là tên doanh nghiệp truyền tải chuyên môn, giá trị và tính độc đáo mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang phát triển.

Quy trình khởi nghiệp - Tuần 2 - Nghiên cứu thị trường

[Khởi Nghiệp - Quy trình khởi nghiệp] - Khi ý tưởng đã hình thành, bạn cần có cơ sở để triển khi ý tưởng đó và hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện. Để làm được điều này bạn cần làm một thao tác đó là nghiên cứu thị trường. 

Ý tưởng tuyệt vời của bạn có thể là tuyệt vời thực sự-nhưng vẫn có việc cần làm thêm nữa. Đây là cách tìm ra xem bạn đã sẵn sàng để khởi nghiệp kinh doanh chưa.

Đâu đó giữa ý tưởng bạn vội vàng viết trên tờ nháp với việc bạn khởi nghiệp kinh doanh thực sự có một quy trình bạn cần thực hiện để quyết định xem doanh nghiệp của mình về cơ bản sẽ thành công hay thất bại.

Quy trình khởi nghiệp - Tuần 1 - Đánh giá ý tưởng và những mục tiêu lớn

y-tuong-khoi-nghiep
[Khởi Nghiệp]  Mọi sự thành công đều xuất phát từ một ý tưởng. Nhưng có những ý tưởng dẫn đến thành công và những ý tưởng khác thì không. Đó chính là điều làm nên sự khác biệt giữa những người thành công và người không thành công. Vậy....

Làm cách nào để biết liệu những ý tưởng tuyệt vời về sản phẩm mới của bạn có thực sự đáng để đặt cược vào sự thành công của nó hay không?

Tôi không phải là một tay cờ bạc máu lạnh, bởi vì tôi không thể không cười nhăn nhở như một thằng ngốc khi thắng cược hay nhăn nhó như một thằng hề đáng thương khi thua cược.

Jul 6, 2012

Đại sứ thương hiệu: Giải pháp marketing hiệu quả!

Đại sứ thương hiệu: Giải pháp marketing hiệu quả![Marketing4u - Thương hiệu] Trong marketing hiện đại, những người nổi tiếng trong xã hội, những người mà phát ngôn của họ được đảm bảo bằng chính uy tín và hình ảnh của họ thường được các doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn làm đại sứ thương hiệu.

Theo Tiến sĩ Melissa St. James thuộc đại học George Washington, người đã dành nhiều năm nghiên cứu về vai trò của các đại sứ thương hiệu cho rằng: “Hình ảnh người của công chúng sẽ giúp tăng sự nhận biết của người tiêu dùng đến quảng cáo giúp quảng cáo dễ dàng đi vào tâm trí họ hơn”.

Hãy cùng đến với những lời khuyên từ Tiến sĩ Melissa để có những phương án hiệu quả nhất khi tìm kiếm đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp bạn.

1. Lựa chọn phương án phù hợp

Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cần phải bỏ cả triệu USD để mời một người nổi tiếng trở thành gương mặt đại diện cho mình. Tùy mỗi thời điểm và đặc biệt cân nhắc nguồn ngân sách của công ty trước mỗi lựa chọn. Đó có thể là những đoạn phim quảng cáo mà các “Sao” dùng sản phẩm rồi chia sẻ cảm nghĩ theo cách truyền thống nhất, cũng có thể là việc những người nổi tiếng sẽ được tặng các sản phẩm đó và không cần phải hô hào quảng cáo nhưng vẫn quảng cáo trước công chúng như chia sẻ thông qua mạng xã hội, trang blog cá nhân….

2. Lựa chọn gương mặt thích hợp

Đời sống của ngành giải trí rất phức tạp, do đó việc tìm được một người của công chúng phù hợp với sản phẩm của bạn là điều hết sức quan trọng. Lựa chọn được một gương mặt đại diện chiếm đến 8/10 thành công của chiến dịch.

Thật vậy, Pepsi đã phải chi cả trăm triệu USD để mời danh thủ Messi cùng hàng loạt các ngôi sao thể thao khác tham gia chiến dịch quảng cáo mới của hãng.

Trong khi đó, thương hiệu đồng hồ cao cấp của Thụy Sỹ Rolex đã lựa chọn tay vợt thời đại Roger Federer làm gương mặt đại diện của hãng tạo nên một thành công bất ngờ.

3. Chủ động và chân thành

Chẳng một người nổi tiếng nào lại tự tìm đến bạn để hỏi làm đại sứ thương hiệu đâu, hãy tìm đến với họ ngay khi bạn cần. Lời khuyên hữu ích ở đây là khi đối thoại với người nổi tiếng và đề nghị họ làm đại sứ thương hiệu, hãy chia sẻ tầm nhìn của công ty, hào hứng và nhiệt tình trình bày lợi ích họ nhận được khi cùng tham gia. Phải thể hiện rõ đây là hợp tác đôi bên cùng có lợi. Đôi khi quãng thời gian đàm phán tương đối dài và gặp khó khăn, nhưng hãy thật nỗ lực và chân thành nếu thực sự đây là người bạn cần tìm.

4. Bầu trời không chỉ có một ngôi sao

Thật vậy, trong ngành giải trí mỗi năm có cả chục ngôi sao mới tỏa sáng và cũng không ít trong số đó biến mất tăm. Đừng quá nản lòng khi bạn không có được sự đồng ý của cái tên nổi bật nhất. Đôi khi những người nổi tiếng quá bận rộn và họ không thể toàn tâm toàn ý tham gia chiến dịch quảng bá hình ảnh đã đề ra, Hãy sẵn sàng bỏ qua người đó, tìm đến những gương mặt ít nổi tiếng hơn nhưng có thể chuyên tâm hiểu về sản phẩm của bạn và sẵn sàng chấp nhận giá cát - sê bạn đề nghị.

Bên cạnh đó, đối với những ngôi sao lớn thì họ có thể đã làm đại sứ thương hiệu cho các sản phẩm khác và những thương hiệu đó rất có thể đối chọi và không tương xứng với chiến dịch khuếch trương hình ảnh của bạn. Hãy cân nhắc thật kỹ, đừng vội vàng chạy theo xu hướng.

5. Xây dựng chiến dịch hoàn chỉnh

Các bước để có một chiến dịch quảng cáo với đại sứ hoàn hảo thường bắt đầu từ ghi nhận cảm xúc và phản hồi khi họ sử dụng sản phẩm. Gặp gỡ đối thoại trực tiếp để tìm hiểu về suy nghĩ và dự định của họ sao cho phù hợp nhất với hình ảnh mà doanh nghiệp hướng tới. Sau đó mới là thực hiện các hoạt động quảng bá như quay quảng cáo, tổ chức sự kiện… Đôi khi trong quá trình tìm hiểu và thực hiện những sáng tạo mới có thể hình thành như cùng hợp tác cho các dự án của “Sao”, xây dựng quỹ từ thiện mang tên họ… Đừng chần chừ, hãy tạo ra những chiến lược hoàn hảo.

Nhượng quyền thương mại: Cơ hội và thách thức

Nhuong-quyen-thuong-mai
[Marketing4u - Nhượng quyền] Trải qua quá trình phát triển gần hai thế kỷ, nhượng quyền thương mại, hay còn gọi là franchise, đã trở thành một trong những phương thức kinh doanh phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Việt Nam đang chứng kiến sự đổ bộ ồ ạt chưa từng thấy của rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như Lotteria, Gloria Jean’s Coffees, KFC, Hard Rock Café, hay các thương hiệu thuần Việt như Cà phê Trung Nguyên, Cơm tấm Mộc, Phở 24...

Tuy nhiên, dù được đánh giá là một trong những thị trường rất giàu tiềm năng và nhiều hứa hẹn, hoạt động này đến nay vẫn còn khá non trẻ và tương đối trầm lắng.

Một sân chơi nhiều tiềm năng

Hằng năm, các thương vụ nhượng quyền ở khắp nơi trên thế giới đã tạo ra hàng chục triệu việc làm và đạt doanh thu hàng chục nghìn tỷ đô la Mỹ. Chỉ tính riêng tại Mỹ, năm 2011, ngành công nghiệp này đã tạo ra gần 18 triệu việc làm và có doanh thu 2,1 nghìn tỷ USD.

Theo thống kê, cứ 10 doanh nghiệp tham gia franchise thì có 9 doanh nghiệp thành công và tồn tại sau 10 năm - đây là những con số ấn tượng mà bất kỳ người làm kinh doanh nào cũng mong ước!

Chìa khóa tạo nên sự thành công thần kỳ kể trên nằm ở cách thức kinh doanh độc đáo của nhượng quyền thương mại. Bằng cách cho phép người nhận quyền sử dụng mô hình kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, và bí quyết kinh doanh của mình để kinh doanh trên một khu vực nhất định, nhượng quyền thương mại giúp công ty nhượng quyền mở rộng hoạt động kinh doanh, nhanh chóng thâm nhập vào một thị trường mới mà không cần phải bỏ vốn đầu tư; đồng thời, thương hiệu cũng được nâng cao hơn với mức độ nhận biết rộng hơn.

Đối với doanh nghiệp nhận nhượng quyền, rủi ro khởi nghiệp được giảm thiểu tối đa vì họ đã có sẵn một mô hình kinh doanh thành công để áp dụng, không phải mất nhiều tiền bạc, thời gian, tâm trí để xây dựng thương hiệu, đồng thời thừa hưởng kinh nghiệm, bí quyết tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền. 

Rõ ràng, với những lợi ích thiết thực mà nhượng quyền thương mại mang đến cho các bên liên quan, phương thức kinh doanh này là một sân chơi lớn đầy cơ hội cho cả nhà đầu tư lẫn các công ty nhượng quyền. Thế nhưng, thực tế tại Việt Nam, vẫn còn khá ít doanh nghiệp mạnh dạn tham gia sân chơi này.

...nhưng lại thiếu người chơi

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường nhượng quyền tại Việt Nam rất hứa hẹn khi mà thu nhập bình quân đầu người đã vượt qua Indonesia và đang bắt kịp Philippines, đồng thời số lượng người ở tầng lớp trung lưu tăng mạnh, cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn đã dần hoàn thiện.

Vừa qua, theo đánh giá của tờ USA Today, TP.HCM là một trong 3 thị trường nhượng quyền thương mại tiềm năng nhất thế giới. Tuy nhiên, hiện chỉ có khoảng 200 hệ thống nhượng quyền đang hoạt động tại nước ta. Vì đâu hoạt động này vẫn chỉ được đánh giá ở mức tiềm năng, thay vì bùng nổ, so với các nước khác?

Thực tế là việc thay đổi cách thức kinh doanh quen thuộc để phù hợp với hoạt động kinh doanh nhượng quyền là một điều không đơn giản. Bên cạnh đó, nguy cơ đánh mất uy tín thương hiệu mà doanh nghiệp đã dày công gầy dựng là rất lớn.

Chỉ cần thái độ phục vụ không tốt của một nhân viên, hay một sơ suất trong quá trình chế biến sản phẩm tại một cửa hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của toàn bộ hệ thống.

Chưa kể những thương hiệu nhái với chất lượng và cung cách phục vụ kém cũng có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu.

Vì thế, cũng dễ hiểu khi mà các “cầu thủ” Việt vẫn còn khá âu lo trước một sân chơi nhiều cơ hội nhưng cũng lắm rủi ro.

Luật chơi trên sân nhà

Với một mô hình kinh doanh tốt và một thương hiệu được nhiều người yêu thích, các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể nghĩ đến việc nhượng quyền thương mại để phát triển, mở rộng công ty trước khi bị “phỗng tay trên”.

Quan trọng là các nhà quản trị cần phải nắm rõ “luật chơi” để có thể thành công trong cuộc đua cạnh tranh với các công ty nước ngoài trong tương lai.

Một trong những điểm quan trọng chính là các vấn đề pháp lý có liên quan. Theo thống kê, tranh chấp phát sinh trong các hợp đồng nhượng quyền thương mại là khá phổ biến.

Vì thế, theo luật sư Hồ Hữu Hoành, Giám đốc Trung tâm Thông tin nhượng quyền thương mại Việt Franchise, các doanh nghiệp nhượng quyền cần phải đăng ký bảo hộ trí tuệ, sở hữu bản quyền đối với nhãn hiệu và cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất tạo nên mô hình kinh doanh của mình như cách bài trí cửa hàng, đồng phục nhân viên...

Điều này là tối quan trọng đối với cả 2 bên liên quan. Đối với nhà nhượng quyền, nó có thể giúp họ tránh được những phiền phức khiếu kiện về sau. Còn đối với người nhận nhượng quyền, đây là “bảo chứng” cho sản phẩm mà họ bỏ tiền ra mua.

Vì vậy mà cũng theo luật sư Hồ Hữu Hoành, các nhà nhận nhượng quyền cần phải tìm hiểu kỹ về việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ trí tuệ cũng như tư cách pháp nhân để kinh doanh nhượng quyền của công ty nhượng quyền. 

Một luật chơi nữa, theo chuyên gia kinh tế Lý Trường Chiến, cũng không kém phần quan trọng đối với những người muốn gia nhập hệ thống nhượng quyền. Đó chính là sự am hiểu về mặt hàng, ngành hàng, thị trường mà họ muốn kinh doanh.

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm lại thường rất dễ bỏ qua vì tự tin vào sự thành công của hệ thống. Tuy nhiên, cho dù nhà nhượng quyền có một mô hình kinh doanh tốt, và một thương hiệu mạnh, điều này không có nghĩa là cửa hàng của bạn sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng.

Vì thế, khi muốn tham gia vào chuỗi hệ thống nhượng quyền, người nhận nhượng quyền cần phải thực hiện phân tích nhu cầu, thị hiếu của thị trường về sản phẩm, phân tích cả hoạt động của đối thủ kinh doanh, chiến lược marketing của công ty nhượng quyền.

Bởi lẽ, bạn mới chính là người chủ đầu tư, chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng, chứ không phải công ty nhượng quyền. 

Ngoài ra, theo chuyên gia Lý Trường Chiến, sự hợp tác tích cực giữa người nhận nhượng quyền và người nhượng quyền là một điều kiện tối cần thiết để đảm bảo sự phát triển đi lên của toàn bộ hệ thống.

Người nhượng quyền phải có các chương trình đào tạo và chương trình hỗ trợ cho bên nhận nhượng quyền để họ có thể tự vận hành cửa hàng của mình.

Đồng thời, người nhận nhượng quyền phải cam kết tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt của công ty nhượng quyền để đảm bảo đồng nhất chất lượng và giữ vững uy tín thương hiệu cho toàn bộ hệ thống. 

Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại sẽ phát huy được tác dụng tích cực nếu cả người nhận nhượng quyền và người nhượng quyền cam kết thực hiện đến cùng mô hình kinh doanh của mình với cùng lý tưởng và mục tiêu kinh doanh.

Chính vì thế, có thể nói nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh của niềm tin và sự cam kết.

Theo DNSG (Ngọc Lan)

Sở hữu DN nhượng quyền: Xu hướng thời khủng hoảng

[Marketing4u - Khởi Nghiệp] Trong khủng hoảng, làm sao để kiếm lợi nhuận mà không phải mạo hiểm, trắng tay là điều khiến nhiều người băn khoăn. Mở công ty nhượng quyền thương mại có thể điều hành gián tiếp là lựa chọn nhiều người lựa chọn.

Lựa chọn mới trong khủng hoảng

Prasad Raju, kỹ sư IT, đang có một công việc tốt, tuy nhiên gần đây, anh cảm thấy có thể kiếm được thêm nhiều hơn bằng việc chọn một hình thức kinh doanh đang rất phổ biến trên thế giới, đó là nhượng quyền thương mại. Trong một vài tháng tới, anh sẽ ký hợp đồng để sở hữu một salon tóc nhượng quyền từ Great Clips, một tập đoàn sở hữu 3.000 salon tóc trên thế giới. Anh sẽ thuê một người quản lý để điều hành salon trong khi vẫn tiếp tục duy trì công việc hiện tại.

Thực tế, anh nói anh chọn Great Clips một phần bởi vì: "Tôi thấy những nhượng quyền thương mại khác sẽ khiến tôi phải từ bỏ công việc và điều đó hơi đáng ngại".

Raju nằm trong số ít những người sở hữu doanh nghiệp nhượng quyền được điều hành từ xa trong khi vẫn duy trì công việc toàn thời gian. Các chuyên gia nhượng quyền nói rằng, gần đây, hình thức này được quan tâm nhiều hơn bởi những người làm chủ hy vọng tạo ra nguồn thu nhập thứ hai để phòng khi có sự sa thải hoặc ngừng sản xuất trong ngành của họ.

Heather Rosen, Chủ tịch của hãng tư vấn nhượng quyền FranNet of Virginia, cho biết khoảng một nửa số người cô gặp đều muốn sở hữu một doanh nghiệp nhượng quyền có thể điều hành gián tiếp từ xa.

Những người này thường thuộc một trong số ba loại: 1) người không có khả năng tìm việc nhưng muốn có sự lựa chọn mở, phòng khi nhận được một lời mời làm việc; 2) người đang xin tư vấn và muốn hỗ trợ công việc kém ổn định; 3) người giống như Raju, đang có một công việc và muốn kiếm thêm tiền.

Raju dự định mở salon tóc nhượng quyền Great Clips vào tháng 8 và hiện đang tìm kiếm địa điểm. Anh cho biết, theo các tài liệu ban đầu về các nguyên tắc chung của hợp đồng nhượng quyền (FDD: Franchise Disclosure Documents), salon tóc này sẽ mang lại thu nhập ròng trung bình 40.000-50.000 USD sau khi khai trương và đi vào hoạt động.

Anh nói thêm: "Nhượng quyền thương mại hấp dẫn tôi bởi mô hình đã được chứng minh. Nếu bạn có thể điều hành mô hình của mình, bạn sẽ thành công".

Vừa làm chủ, vừa làm thuê

Không phải tất cả những công ty nhượng quyền thương hiệu chấp nhận cho bên nhận nhượng quyền điều hành công việc từ xa. Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế khuyến cáo các bên nhận nhượng quyền rằng sở hữu một doanh nghiệp nhượng quyền là "một công việc với 60-70 giờ làm việc một tuần" và "điều hành một doanh nghiệp nhượng quyền là một công việc toàn thời gian, đòi hỏi sự hy sinh thời gian của bản thân và gia đình".

Rosen cho biết những mô hình kinh doanh bán thời gian cũng đắt hơn, bởi chủ sở hữu không chỉ phải thuê địa điểm mà còn phải thuê một nhà quản lý thạo việc.

Cô nói thêm: "Khi thị trường tín dụng siết chặt và bắt đầu cuộc suy thoái, hầu hết mọi người không thể có đủ vốn họ cần để mở những loại hình doanh nghiệp như thế và những người có đủ vốn thì lại lo sợ mạo hiểm với số tiền của mình".

Trong những năm qua, người ta thấy sự gia tăng mô hình nhượng quyền có vốn đầu tư thấp có thể được điều hành bên ngoài trụ sở hoặc phòng điều hành.

Tuy nhiên, hiện nay điều này có thể thay đổi, khi các công ty nhượng quyền nhìn thấy tăng trưởng, trong khi những nhà điều hành tiềm năng vẫn phải vật lộn để đảm bảo nguồn tài chính cần thiết.

Steve Caldeira, CEO của Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế nói: "Các công ty nhượng quyền thường thích những chủ doanh nghiệp thực sự tích cực và năng động. Tuy nhiên, căn cứ vào môi trường tín dụng hiện tại, những nhà đầu tư có nguồn vốn được đảm bảo bởi nguồn thu nhập thứ hai có thể sẽ hấp dẫn các công ty cho nhượng quyền thương mại hơn".

Great Clips không chỉ cho phép những người chủ sở hữu tiếp tục duy trì công việc toàn thời gian của mình, trong một số trường hợp tập đoàn này còn khuyến khích điều đó. Một salon tóc không có nhiều việc cho những người không phải là nhà tạo mẫu tóc được đào tạo.

Rob Goggins, Phó chủ tịch cao cấp của Real Estate & Development cho biết: "Tại Great Clips, không có nhiều việc để chủ sở hữu nhượng quyền có thể làm ở salon. Thực sự là mọi người đang cắt tóc, do đó, chúng ta khuyến khích người sở hữu nhượng quyền tập trung quan tâm tới các chỉ số đánh giá doanh nghiệp quan trọng và tìm kiếm phương thức mở rộng".

Thách thức

Tuy nhiên, không dễ để trở thành người nhận nhượng quyền của Great Clips. Theo Goggins, trong khi người muốn nhận nhượng quyền không cần có kinh nghiệm điều hành một salon thì họ phải có tài sản ròng tối thiểu 300.000 USD, và những người sở hữu phải khai trương hai đến ba doanh nghiệp nhượng quyền trước khi họ có đủ tiền để từ bỏ công việc hàng ngày của mình.

Mặc dù sở hữu một doanh nghiệp nhượng quyền có thể giúp gia tăng thu nhập, nỗ lực điều hành một doanh nghiệp trong khi vẫn duy trì một công việc toàn thời gian rõ ràng là có những thách thức.

"Bất cứ công việc kinh doanh nhỏ nào cũng là một công việc toàn thời gian", Warren Lee Lewis, phụ trách bộ phận nhượng quyền và cấp phép kinh doanh của hãng luật Akerman Senterfitt, một hãng luật lớn tại Mỹ.

Ken Piering là một nhà trị liệu cột sống sở hữu một công ty massage trị liệu tại Maryland, Mỹ cho biết ông khá hài lòng với việc sắp xếp của mình, ông thuê một nhà quản lý điều hành các công việc hàng ngày của phòng massage trong khi ông giám sát định kỳ thông qua một hệ thống trực tuyến. Hệ thống có thể giúp chủ sở hữu theo dõi doanh số trong ngày hoặc thậm chí giám sát hoạt động trong cửa hiệu thông qua camera. Great Clips sử dụng một phần mềm độc quyền có thể làm 140 bản báo cáo khác nhau về các chỉ số của toàn hoạt động kinh doanh trong ngày.

Theo VeF (Thanh Hằng từ WP)

Để chiến thắng trong cuộc chiến tuyển dụng

[Marketing4u - Nhân sự] Tuyển dụng có vai trò tuyệt đối quan trọng cho sự thành công của những công ty khởi nghiệp. Sự phát triển thần tốc của Amazon.com trong thời gian đầu là nhờ một đội hình ”những cầu thủ rất giỏi”.

Jeffrey Bezos, nhà sáng lập Amazon không chỉ là một doanh nhân sáng tạo mà còn là một nhà tuyển trạch tài ba và nhạy cảm.

Ông tâm sự: “Ngay khi công ty mới thành lập được 2 năm, tôi đã nhanh chóng học được công thức tối ưu cho một công ty mới thành lập. Đó là tạo ra một sản phẩm mà mọi người cần và tuyển những người tài năng và có động lực mạnh mẽ để cùng xây dựng sản phẩm đó. Nhưng một sản phẩm tuyệt với hiếm khi hoàn thiện ngay ngày đầu tiên. Thay vào đó, nó dần hoàn thiện thông qua quá trình điều chỉnh dựa trên những phản hồi của người dùng. Và bạn cần những nhân viên thông minh, sâu sắc để thực hiện những điều này“. 

Sau đây là những bí quyết tuyển dụng của Jeffrey:

Ông chia những ứng viên tiềm năng thành 3 nhóm:

Nhóm A: Những ứng viên này có một sự kết hợp đặc biệt giữa tài năng và động lực. Họ là những nhân tố hiếm hoi và chúng tôi làm mọi thứ có thể để tuyển những ứng viên này ngay lập tức. 

Nhóm những người có khả năng nhưng không phù hợp: Những ứng viên vô cùng tài năng nhưng rất tiếc họ không thể hiện đủ động lực và đam mê đối với công ty của chúng tôi. Trong khi chúng tôi muốn tuyển những người này để thu hút tài năng, nhưng chúng tôi biết rằng động lực và tham vọng là những yếu tố không thể áp đặt. Vì thế chúng tôi bỏ qua những người này. 

Nhóm những ngôi sao tương lai: Những ứng viên có động lực nhưng chưa có đủ kỹ năng hay chuyên môn là những người chúng tôi đang tìm kiếm. Những ứng viên này có thể là những người học hỏi nhanh, lúc này chúng tôi cần phải xác định xem liệu chúng tôi có đủ thời gian cần để đạo tào và đưa họ vào guồng máy hay không. 

Đối với nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, tuyển những người hạng A là lựa chọn duy nhất. Trong khi những ngôi sao tương lai sẽ là những cuộc tuyển dụng tuyệt vời cho những công ty ở giai đoạn lớn hơn, vì trong giai đoạn khởi đầu công ty cần hoạt động với nhịp độ nhanh chóng. 

Sẽ không ngạc nhiên rằng khó để tìm những người hạng A: họ rất ít,khó với tới và mọi người đều muốn họ. Chúng tôi đã gặp may mắn khi tìm và tuyển được một số người tài năng và có động lực cao.


Sau đây là kế hoạch của chúng tôi trong việc giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh giành tài năng này: 

Tận dụng mạng lưới mối quan hệ

Hãy chủ động tạo dựng quan hệ (tôi không nói tới LinkedIn hay những hội chợ việc làm). Những ứng viên tốt nhất không đang tìm kiếm công việc và thụ động xem xét những cơ hội. 

Bạn cần đến tận nơi để gặp những ứng viên này và xây dựng mối quan hệ với họ. Điều này nghĩa là nếu bạn muốn thuê một chuyên gia phát triển phần mềm, bạn cần tham dự những hội thảo công nghệ. Nó đồng nghĩa với việc có rất nhiều cuộc đối thoại và những cuộc tiếp xúc để tìm ra được những ứng viện hạng A phù hợp cho công ty bạn. 

Tìm kiếm sự đam mê 

Điều tồi tệ nhất mà một ứng viên có thể làm là gửi đi một bức thư tự giới thiệu sôi nổi nhưng không hiểu về công ty của bạn. Tôi bị ấn tượng bởi những người thể hiện rằng họ đã dành thời gian để hiểu sản phẩm của chúng tôi, và rằng họ hào hứng với nó. Nhưng chúng tôi luôn nhanh chóng đặt câu hỏi rằng liệu anh ta hay cô ta có hiểu về sứ mệnh, giá trị và thông điệp của chúng tôi. Đây là một trong những yêu cầu cốt lõi vì nó là yếu tố khởi nguồn cho sự đam mê. Đam mê là một động lực mạnh mẽ và là một phần quan trọng để đánh giá một nhân viên giá trị.

Cộng đồng khách hàng

Nếu như bạn có một sản phẩm làm hài lòng người tiêu dùng thì họ rất có thể là sự bổ sung tuyệt vời cho đội ngũ của bạn.

Đừng quên chia sẻ cơ hội công việc với cộng đồng người tiêu dùng của bạn, và nhờ họ giới thiệu. Đôi khi bạn sẽ tìm được những ứng viên tốt nhất. Một trong số các khách hàng của công ty đã làm chúng tôi chú ý khi anh ta liên hệ với chúng tôi bằng một phần mềm gắn sẵn trình duyệt mà anh ta đã viết để khôi phục lại và chạy những dữ liệu thô chúng tôi dùng để xây dựng những biểu đồ. Dòng mã của anh ta giới thiệu dữ liệu mua và bán từ tài khoản đã làm chúng tôi ấn tượng. Tôi liên hệ với anh ta ngay lập tức. 

Tuyển những chuyên gia năng động

Chúng tôi tập trung vào việc tuyển những nhân viên là chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau và họ có khả năng chuyển sang những lĩnh vực khác nếu cần. Sự linh hoạt là quan trọng với một công ty mới thành lập, vì 65% công ty mới thành lập trải qua một sự thay đổi đáng kể tại một thời điểm nào đó. Thậm chí nếu chiến lược tiếp cận thị trường của công ty mới thành lập không thay đổi, thì cũng có thể sẽ có những thay đổi lớn lao đối với công nghệ hay quy trình phát triển sản phẩm. 

Trả xứng đáng cho tài năng

Nếu như bạn muốn tuyển những người hạng A, bạn nên mong đợi để trả nhiều hơn một chút những gì mà những người hạng A đang nhận được cho công việc họ làm tại công ty hiện tại, và có thể là 20 -30% nhiều hơn những cộng sự của họ. Đừng quá chú ý đến sự khác biệt này. Steve Jobs đã mô tả sự khác biệt giữa một người lập trình trung bình và một người lập trình tuyệt vời ít nhất là 25:1. Với tỉ lệ này thì trả 30% hơn cho những tài năng thực sự là một món hời.

Tuyển dụng tất cả

Nếu bạn tìm thấy 2 ứng viên tốt, hãy thuê cả 2. Đừng phí thời gian xác định xem ứng viên nào giỏi hơn. Những người hạng A sẽ có vẻ như có nhiều lựa chọn. Đừng cho họ thời gian để xem xét các lựa chọn. Trái lại, nếu như bạn tìm 2 ứng viên trung bình, đừng tuyển ai cả. Hãy tiếp tục tìm kiếm. Để dành chỗ cho những người hạng A, và bạn sẽ đi được nửa đường đến thành công.

Nguồn: nhuongquyenvietnam.com