Jun 7, 2017

Nghệ thuật khởi nghiệp - Phần 1&2

[Khởi Nghiệp] - Cuộc phỏng vấn quý báu với Guy Kawasaki là hiện là giám đốc điều hành của Garage Technology Ventures - một ngân hàng đầu tư vốn cho các công ty công nghệ cao. Trước đây, ông từng là cố vấn cho hãng Apple Computer. Cuộc phỏng vấn này mang lại cho các bạn đọc một cái nhìn toàn diện cho công việc khởi sự kinh doanh của mình.

Chủ doanh nghiệp có cần bằng quản trị kinh doanh?


Hỏi: MBA ngày nay có giá trị như thế nào đối với các cử nhân trẻ tuổi muốn lập công ty riêng?

Đáp: Giá trị ư? Có lẽ vào khoảng –$250.000. Tôi đã từng là một cử nhân trẻ tuổi và đã có bằng MBA. Tôi không cho rằng MBA có ý nghĩa lắm trong việc lập công ty riêng. Một bằng kỹ sư có tác dụng tốt hơn nhiều. Lúc nào bạn cũng có thể thuê được các thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, nhưng nếu bạn không thể hiểu và tạo ra một sản phẩm, thì có nghĩa là bạn chẳng có gì cả. Tiện đây tôi cũng xin nói rằng những người thành lập Apple Computer, Microsoft, Yahoo! và Google đều không có bằng MBA. Nhưng hình như tôi đã lạc đề rồi.

Điều gì có tác dụng quyết định trong việc thuyết phục một người đầu tư vào công ty của ta? Họ có phải hoàn toàn tin vào sản phẩm của ta không? Hay ta chỉ cần thuyết phục rằng đây là một cơ hội tốt để họ kiếm tiền là được?
Tôi chưa bao giờ làm việc cho McKinsey, nhưng ta có thể biến câu hỏi này thành một ma trận 2 x 2: tin vào sản phẩm có/không và tin rằng họ có thể kiếm tiền có/không. Rõ ràng điểm tốt nhất là khi họ tin vào sản phẩm và tin vào khả năng kiếm tiền của họ. Tôi khó có thể tưởng tượng được các nhà đầu tư rót tiền vào một sản phẩm mà họ không tin nhưng phần nào tin rằng họ có thể kiếm được tiền với sản phẩm đó. Và điểm đáng thất vọng nhất là khi các nhà đầu tư thích sản phẩm của bạn nhưng lại không nghĩ rằng có thể kiếm tiền với những sản phẩm đó. Cho nên câu trả lời là phải làm họ tin vào sản phẩm và đồng thời tin rằng họ có thể kiếm được tiền.

Liệu ông có thể thành công với một nhóm làm việc chăm chỉ ngay cả khi ý kiến đầu tiên của ông không thành công không?

Chắc chắn là có. Vì hầu hết mọi ý kiến ban đầu đều không thành công.Bạn cần phải linh hoạt: Đôi khi bạn khởi sự với một ý tưởng tốt và một nhóm làm việc tệ hại. Sau đó bạn rời bỏ nhóm đó. Lúc khác, bạn khởi sự với một ý kiến dở và một nhóm làm việc tuyệt vời. Sau đó bạn bỏ ý tưởng chẳng ra gì đó. Những người bạn tốt thường tạo ra những thay đổi triệt để theo dòng thời gian. Nokia là ví dụ điển hình về sản phẩm ban đầu rất dở hơi.

Nếu có thời gian, liệu các chủ đầu tư có cố gắng gián tiếp tham gia hay thậm chí muốn trực tiếp tham gia vào công việc của công ty không?

Đây là một câu hỏi bẫy phải không? Chắc chắn là một chủ đầu tư nên tham gia vào công việc của công ty nếu anh ta có quan hệ tốt với những người điều hành. Nhưng đó chỉ là giả thiết, vì không phải chủ đầu tư nào cũng có mối quan hệ như vậy. Và thế thì tất nhiên tham gia trực tiếp sẽ là phương pháp hay nhất.

Liệu học tập tốt có phải là chìa khoá để thành công trong thế giới kinh doanh không?

Nếu bạn muốn nói đến việc học trong sách vở và dự các lớp học khi nhắc đến từ “học tập” thì câu trả lời là “không”. Nhưng nếu cũng với từ đó, bạn muốn nói đến toàn bộ kinh nghiệm trong cuộc đời thì câu trả lời là “có”. Chẳng hạn như có những người chưa bao giờ đến trường đại học nhưng vẫn là nhà kinh doanh tài giỏi. Và nhiều người có bằng Ph.D trong quản trị nhưng không có khả năng điều hành dù chỉ một quán nước giải khát.

Bước tiếp theo: đặt tên và biểu tượng cho công ty

Hỏi: Công ty mới của tôi đã dành nhiều thời gian và tiền bạc để có được một cái tên và biểu tượng hay. Theo tôi, một cái tên công ty phải gây ấn tượng. Còn ý kiến của ông về tầm quan trọng của tên công ty như thế nào, và trong giai đoạn thành lập công ty, nên tiến hành việc đặt tên và sáng tác biểu tượng công ty như thế nào?

Đáp: Tên công ty hết sức quan trọng, và bạn nên hoàn thành nó càng sớm càng tốt. Cái tên này phải dễ đánh vần, dễ nhớ và đặc biệt – chẳng hạn như Claris, Clarus, Clarins, Claritin – và điều quan trọng nhất là nó phải có thể được tìm trên Google và Xerox.
Nhân tiện, tôi cũng xin nói thêm rằng không nên chi quá nhiều tiền để có được một cái tên. Nếu bạn phải chi $25.000 cho một cố vấn để đặt tên công ty có nghĩa là bạn thiếu trí tưởng tượng, thiếu kiến thức về marketing và không biết sử dụng chương trình WhoIs của Versign.
Biểu tượng công ty thì ít quan trọng hơn. Bạn có thể thay đổi biểu tượng khi thị hiếu thay đổi theo thời gian. Ví dụ như hãng Apple đã thay đổi biểu tượng của họ ít nhất là ba lần
.
Hỏi: Tôi có một sản phẩm mà tôi cho rằng sẽ đặc biệt hấp dẫn đối với giới trẻ châu Á ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Công ty của tôi đặt trụ sở tại New York, nhưng tôi cảm thấy các nhà đầu tư cuả tôi không hiểu nhiều về thị trường mà tôi đang hướng tới. Vậy làm thế nào tôi có thể tìm được một nhà đầu tư được đào tạo tại các thị trường nước ngoài?

Đáp: Tại sao các nhà đầu tư ở Mỹ lại phải đi bao nhiêu đường xá xa xôi tới Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc để mất tiền khi họ có thể làm điều này ngay tại sân sau nhà họ? Nhưng tôi đã lạc đề rồi thì phải. Đây là phương pháp mà bạn có thể áp dụng. Hãy tìm các công ty ở các nước đó được nêu tên trong Nasdaq. Sau đó xem nhà đầu tư nào đầu tư vào các công ty đó. Sau đó vào trang web của các nhà đầu tư đó và xem ai thuộc hội đồng quản trị công ty. Hoặc bạn có thể đơn giản hoá bằng cách tìm trong các tài liệu Walden Internatianl, Worldview Technology Partners và 3i.

Hỏi: Chúng tôi đã nhận được các câu trả lời “Không” chắc như đinh đóng cột từ hầu hết các nhà đầu tư mà chúng tôi tiếp cận, tuy nhiên còn một hai người không trả lời, để chúng tôi chờ đợi hàng tuần mà chẳng nói không cũng chẳng nói có, rồi cuối cùng vẫn để chúng tôi rớt đài. Đây có phải là tình trạng chung không? Chúng tôi có thể làm gì để tránh tình trạng bị kéo dài thời gian mà không đầy các nhà đầu tư đến câu trả lời “không”?

Đáp: Tôi sẽ phiên dịch lời nói của các nhà đầu tư cho bạn. “Nào, hãy bắt đầu công việc một cách chăm chỉ” = “chúng tôi có quan tâm”. Tất cả những câu trả lời khác đều là “Không”. Điều đó rất dễ hiểu. Bạn có biết bạn có thể nói gì nếu một nhà đầu tư từ chối bạn không? Hãy chào từ biệt.

(Theo The Forbes)
Sưu tầm: Marketing4u.vn 
Còn tiếp...